hàng thừa kế
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm những ai ?
Việc xác định hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai? là điều quan trọng để phân chia tài sản theo quyền thừa kế. Người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được xét nhận tài sản thừa kế đầu tiên sau đó mới đến những người ở những hàng thừa kế tiếp theo. Do đó pháp luật quy định rất cụ thể những người thuộc hàng thừa kế đầu tiên này cùng những mối liên hệ giữa họ với người để lại di sản để có căn cứ xác định đúng đối tượng thừa kế.
Xem thêm:
⇒ Hàng thừa kế thứ 2 gồm những ai và khi nào được quyền thừa kế ?
⇒ Tìm hiểu về hàng thừa kế thế vị theo quy định pháp luật
Bộ Luật dân sự 2005 có quy định tại điều 676 về hàng thừa kế thứ 1 (nhất ) gồm: Vợ, Chồng, Cha đẻ, Mẹ đẻ. Cha nuôi, Mẹ nuôi, Con đẻ,Con nuôi của người qua đời.
Để xác định đúng đối tướng của hàng thừa kế này cần làm rõ những mối quan hệ giữa những người này với người người để lại di sản ( người chết)
Xem thêm:
⇒ Hàng thừa kế thứ 2 gồm những ai và khi nào được quyền thừa kế ?
⇒ Tìm hiểu về hàng thừa kế thế vị theo quy định pháp luật
I. VẬY: HÀNG THỪA KẾ THỨ NHẤT GỒM NHỮNG AI ?
Bộ Luật dân sự 2005 có quy định tại điều 676 về hàng thừa kế thứ 1 (nhất ) gồm: Vợ, Chồng, Cha đẻ, Mẹ đẻ. Cha nuôi, Mẹ nuôi, Con đẻ,Con nuôi của người qua đời.
Để xác định đúng đối tướng của hàng thừa kế này cần làm rõ những mối quan hệ giữa những người này với người người để lại di sản ( người chết)
II. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ TRONG HÀNG THỪA KẾ THỨ NHẤT
1. Quan hệ giữa Vợ và Chồng.
Vợ chồng là hai đối tượng ở hàng thừa kế thứ nhất khi một trong hai qua đời. Nhưng quy định này chỉ có hiệu lực khi vợ và chồng có hôn thú hợp pháp. Bạn thể tham khảo thểm về luật thừa kế tài sản khi chồng qua đời hoặc ngược lại. Ngoài cần lưu ý mối quan hệ giữa vợ và chồng như sau:
- Đối với trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà sau đó 1 người chết thì người còn sống vẫn được quyền hưởng thừa kế di sản.
- Đối với trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hay đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án/ quyết định chưa có hiệu lực pháp lý, nếu một người chết thì người còn sống vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế (trong khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân sự 2005)
- Người đang là vợ/ chồng của 1 người tại thời điểm người đó chết thì dù sau này đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản (Khoản 3 Điều 680 BLDS 2005).
- Đối với trường hợp 1 người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 tại Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 tại Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau đó không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp lý. Trong trường hợp đó, người chồng, người vợ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng/vợ và ngược lại.
2. Quan hệ giữa cha mẹ đẻ – con đẻ và ngược lại
Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật di sản của nhau. Không những là quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam mà hầu hết các quốc gia đều có quy định pháp luật như vậy. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại.
3. Quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi và ngược lại
- Con nuôi chỉ có mối quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi của mình. Con nuôi không có mối quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của cha nuôi và mẹ nuôi mình. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng sẽ không được thừa kế tài sản của người con nuôi đó.
- Khi cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác, khi đó người con nuôi không trở thành con nuôi của người được kết hôn cùng cha nuôi, mẹ nuôi của mình và đương nhiên sẽ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật
- Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như những người không làm con nuôi người khác.
4. Quan hệ giữa con riêng – bố dượng, mẹ kế
Nếu giữa con riêng - bố dượng, mẹ kế có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau. Pháp luật cũng quy định về quyền hưởng thừa kế tài sản của họ theo quy định trong Điều 677 và Điều 678 Bộ luật dân sự 2005.
III. PHÂN CHIA HÀNG THỪA KẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
Quy định về hàng thừa kế theo pháp luật đã là bước tiến trong quá trình lập pháp ở nước ta, Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thừa kế có quan hệ thân thuộc, gần gũi với người để lại di sản thừa kế. Đặc biệt, quyền sở hữu tài sản của công dân được mở rộng nhóm khách thể thuộc quyền sở hữu cá nhân bao gồm không chỉ có tư liệu sinh hoạt mà còn có tư liệu sản xuất không bị hạn chế về khối lượng và giá trị.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Phân tích mối quan hệ giữa người qua đời với người thừa kế hàng thứ nhất giúp đã làm rõ được những tác động ảnh hưởng đến quyền thừa kế của họ.
Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giải đáp được những thắc mắc của độc giả trong việc xác định ai là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi phân chia thừa kế theo pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến luật thừa kế, vui lòng liên hệ hotline: Đội ngũ chuyên viên pháp lý của công ty luật DHLaw sẽ giải đáp miễn phí một cách nhanh nhất.
Tham khảo chi tiết nội dung bài viết hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Phân tích mối quan hệ giữa người qua đời với người thừa kế hàng thứ nhất giúp đã làm rõ được những tác động ảnh hưởng đến quyền thừa kế của họ.
Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giải đáp được những thắc mắc của độc giả trong việc xác định ai là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi phân chia thừa kế theo pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến luật thừa kế, vui lòng liên hệ hotline: Đội ngũ chuyên viên pháp lý của công ty luật DHLaw sẽ giải đáp miễn phí một cách nhanh nhất.
Tham khảo chi tiết nội dung bài viết hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?
Đăng nhận xét
0 Nhận xét