kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Thủ tục thừa kế không có di chúc quan trọng cần biết

Thủ tục thừa kế không có di chúc là thắc mắc mà bộ phận tư vấn của chúng tôi nhận được khá nhiều liên hệ. Khi người chết để lại di sản nhưng không có di chúc để lại hoặc di chúc bất hợp lệ (không được pháp luật công nhận). Khi đó việc chia di sản cũng như thủ tục nhận tài sản thừa kế phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.Theo quy định của pháp luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 xác định cụ thể quyền thừa kế của cá nhân
thủ tục thừa kế không có di chúc


1. Quy định chung về thừa kế không có di chúc theo pháp luật hiện hành

Theo quy định chung của pháp luật nếu người mất để lai di chúc thì việc chia di sản thừa kế sẽ dựa vào di chúc. Ngược lại nếu không có di chúc để lại hoặc di chúc không hợp lệ thì di sản sẻ được pháp luật phân chia thep hàng thừa kế

Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định cụ thể các hàng thừa kế bao gồm:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy căn cứ quy định trên, các con không phân biệt trai gái, đã lập gia đình hay chưa đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người thuộc cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần tài sản thừa kế băng nhau.

Theo quy định, người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

2. Một số lưu ý khi tiến hành thủ tục thừa kế không có đi chúc

Khi tiến hành chia di sản, nếu có người cùng hàng thừa kế đã hình thành thai (chưa sinh ra) thì phải dành một phần di sản bằng với phần di sản mà người khác được hưởng. Trường hợp nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng phần tài sản đó.Những người thừa kế có quyên yêu cầu chia phần di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận để định giá hiện vật và người nhận hiện vật, nếu giữa họ không đạt được thỏa thuận thì có thể bán đi để chia đều cho nhau.

Khi có di nguyện của người lập di chúc hoặc theo sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một một thời gian nhất định và chỉ khi thời hạn đó hết thì mới được phân chia di sản cho những người thừa kế.

Trường hợp yêu cầu chi di sản mà việc phân chia này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên chồng hoặc vợ còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án xác định phần tài sản mà những người thừa kế được hưởng đồng thời chưa cho chia thừa kế trong khoảng thời gian nhất định.

Thời gian gia hạn phân chia tài sản này không quá 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Khi hết thời hạn 3 năm nếu bên còn sống chứng minh được việc chia di sản thừa kế vẫn ảnh hưởng nghiệm trọng đến cuộc sống của người đó và gia đình thì họ có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn thêm 1 khoảng thời gian nữa nhưng không quá 3 năm.

3. Thủ tục thực hiện phân chia tài không di chúc theo luật thừa kế


Để phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế sẽ ra văn phòng công chứng nơi có bất động sản làm thủ tục phân chia di sản, sau đó ra văn phòng đăng ký đất và nhà để tiến hành các thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một số giấy tờ cần có khi làm thủ tục thừa kế không có di chúc:
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa chị và em trai

– Đăng ký xe ô tô của bố chị để lại (bản sao)

– Giấy chứng tử của bố chị

– Giấy tờ tùy thân của người nhận di sản như: CMND/ hộ chiếu của chị và em trai chị

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật thừa kế.

– Những giấy tờ cần thiết khác như: giấy khai sinh của chị em chị, giấy chứng tử của ông bà chị, của mẹ chị…

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến quý độc giả về thủ tục thừa kế không có di chúc. Hy vọng, những thông tin cung cấp, phần nào giúp độc giả giải đáp được thắc của mình về thừa kế tài sản không có di chúc cũng như thừa kế di sản nói chung.

Nếu còn vấn đề gì chưa rõ về thủ tục thừa kế khi không có di chúc nói chung, vui lòng liên hệ hotline: 0935 655 754 hoặc 0909 854 850 Đội ngũ pháp lý của Công ty DHLaw sẽ giải đáp miễn phí mọi thắc mắc giúp bạn!




Đăng nhận xét

0 Nhận xét