kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Năng lực pháp luật là gì? Quy định về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

Năng lực pháp luật là gì? Quy định về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

Cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật nói chung và năng lực pháp luật dân sự từ khi sinh ra. Tuy nhiên năng lực hành vi dân sự ở mức độ nào phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, thể chất. . . Của người đó.



  1. Khái niệm năng lực pháp luật


Năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định pháp luật.


Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.


Năng lực pháp luật của của tổ chức xuất hiện khi có quyết định thành lập hoặc có sự thừa nhận tổ chức đó của một chủ thể pháp luật có quyền và chấm dứt khi tổ chức đó bị giải thể, bị sát nhập thành một bộ phận của tổ chức khác hoặc bị tuyên bố phá sản (đối với tổ chức kinh tế).


  1. Năng lực pháp luật dân sự cá nhân


Năng lực pháp luật dân sự cá nhân của cá nhân là gì?


Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.


Mọi cá nhân đều có năng lực hành pháp luật dân sự bình đẳng như nhau, phát sinh từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi.


Chi tiết quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân


  • Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản

  • Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản

  • Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Quy định khác


 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật có liên quan quy định khác.


  1. Năng lực hành vi dân sự cá nhân


Năng lực hành vi dân sự cá nhân là gì?


Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng cảu cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự


Nội dung quy định về năng lực hành vi dân sự cá nhân


 * Đối với người thành niên

- Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

- Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

* Đối với người chưa thành niên

- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

* Đối người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

* Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

 

Trên đây, DHLaw vừa chia sẻ khái niệm năng lực pháp luật nói chung cùng với năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Bài viết cũng chỉ ra những quy định cụ thể của pháp luật quyền nghĩa vụ của cá nhân trong mỗi loại. Hy vọng, độc giả tham khảo nội dung nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi qua Hotline: 0909854850 Để được giải đáp cụ thể.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét