kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Hướng dẫn cách viết di chúc thừa kế đúng quy định

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách viết di chúc thừa kế tài sản cho độc giả quan tâm. Tuổi lập di chúc, hình thức, nội dung cùng hồ sơ cần thiết để công chứng và hợp thức hóa di chúc theo quy định pháp luật.

Xem thêm:
Thủ tục thừa kế không có di chúc cần biết 
Mẫu khai nhận thừa kế năm 2019

1. Quy định chung khi lập di chúc thừa kế tài sản

1.1. Quy định về độ tuổi lập di chúc

Điều 625 của Bộ luật dân sự (BLDS) hiện hành quy định về độ tuổi lập di chúc thừa kế tài sản như sau:

Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Theo đó, luật quy định người lập di chúc đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải được được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc
Người từ 15 tuổi trở xuống không được phép lập di chúc theo quy định của pháp luật.

1.2. Quyền của người lập di chúc

Điều 626 BLDS quy định về quyền của người lập di chúc, theo đó người lập di chúc thừa kế tài sản có quyền

Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

1.3. Hình thức của di chúc

BLDS điều 627 quy định về hình thức lập di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

- Di chúc miệng
Di chúc miệng hay còn gọi là chúc ngôn là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết.

Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được ( bị bệnh nguy kịch sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết..).
Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải công chứng hoặc chứng thực.
Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. (Điều 651 Bộ luật dân sự 2005).

- Di chúc bằng văn bản
Là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định của pháp luật, tất cả các di chúc được thể hiện bằng hình thức văn bản phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung, đồng thời mỗi hình thức cụ thể của di chúc viết phải tuân theo một trình tự tương ứng.
Để bản di chúc thể hiện dưới hình thức bằng văn bản có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể, người lập di chúc cần phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung đối với mọi di chúc viết

2. Thủ tục lập di chúc thừa kế tài sản có công chứng

2.1. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan, tổ chức công chứng

Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe doạ thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.
Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trong trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đó biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

2.2. Những người không được công chứng, chứng thực di chúc

Điều 637 BLDS quy định công chứng viên, người có thẩm quyền của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là:

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người li ập dchúc.
Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

2.3. Những giấy tờ cần có khi lập di chúc có công chứng

- Hồ sơ cần có:
Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC);
Dự thảo di chúc (trường hợp tự soạn thảo);
Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;
Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

- Thời hạn giải quyết:
Không quá hai (02) ngày làm việc. Đối với giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười (10) ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định, niêm yết không tính vào thời hạn công chứng)

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin hướng dẫn cách lập di chúc thừa kế tài sản đến quý độc giả. Hiểu được những yêu cầu về cách thức, thủ tục để lập di chúc thừa kế tài sản hoàn chỉnh đúng quy định pháp luật. Hy vọng, nội dung trình bày sẻ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích trước khi độc giả tiến hành lập di chúc thừa kế.

Nguồn công ty luật DHLaw, xem chi tiết nội dung bài viết tại đây

Đăng nhận xét

0 Nhận xét