cháu thừa kế từ ông bà khi nào
Cháu được hưởng thừa kế tài sản từ ông bà khi nào?
Hưởng thừa kế là quyền bình đẳng của mỗi cá nhân, theo đó cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Vậy, theo quy định hiện hành thì cháu được hưởng thừa kế tài sản của ông bà khi nào? Dưới đây là nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề này.
- Không có di chúc, hoặc di chúc không hợp pháp;
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chức hưởng thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Người hưởng thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản;
Cháu nội, ngoại là những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội, ngoại (quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015)
Cũng theo khoản 3 Điều 651 của bộ luật này quy định: “những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Do đó, người cháu (hàng thừa kế thứ 2) chỉ được hưởng thừa kế theo pháp luật khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy trên đây, là nội dung quy định về những trường hợp cháu được hưởng thừa kế từ ông bà khi nào? Hy vọng thông qua tư vấn của luật sư độc giả phần nào hiểu được những trường hợp cháu được thừa kế hợp pháp từ ông bà. Nếu còn thắc mắc nào chưa rõ về những quy định liên quan đến thừa kế. Độc giả có thể liên hệ trực tiếp với chuyên viên Tư vấn về Thừa kế của Luật DHLaw để hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Quyền hưởng thừa kế theo di chúc
Bộ luật Dân sự hiện hành quy định, di chúc thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy nên, ông bà hoàn toàn có thể chỉ định người thừa kế di sản, cũng như phân chia tài sản của mình cho từng người thừa kế. Nếu di chúc ông bà có nội dung thể hiện việc chia di sản thừa kế cho cháu, thì hiển nhiên người cháu được thừa kế hợp pháp di sản thừa kế của ông bà.Quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
Di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật khi:- Không có di chúc, hoặc di chúc không hợp pháp;
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chức hưởng thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Người hưởng thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản;
Cháu nội, ngoại là những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội, ngoại (quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015)
Cũng theo khoản 3 Điều 651 của bộ luật này quy định: “những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Do đó, người cháu (hàng thừa kế thứ 2) chỉ được hưởng thừa kế theo pháp luật khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Quyền hưởng thừa kế thế vị
Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015. Khi con của ông bà (tức là bố, mẹ của người cháu) chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà. Khi đó, người cháu sẽ hưởng phần di sản thừa kế mà bố, mẹ mình nhận được từ ông bà nếu còn sống, hình thức này còn được gọi là thừa kế thế vị.Như vậy trên đây, là nội dung quy định về những trường hợp cháu được hưởng thừa kế từ ông bà khi nào? Hy vọng thông qua tư vấn của luật sư độc giả phần nào hiểu được những trường hợp cháu được thừa kế hợp pháp từ ông bà. Nếu còn thắc mắc nào chưa rõ về những quy định liên quan đến thừa kế. Độc giả có thể liên hệ trực tiếp với chuyên viên Tư vấn về Thừa kế của Luật DHLaw để hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét