kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Quy định Thừa kế có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật dân sự

Quy định Thừa kế có yếu tố nước ngoài và những quy định liên quan cần biết. Chi tiết những nội dung và thủ tục cần thiết để hợp thức hóa quyền của người thừa kế khi có đối tượng tham gia là người nước ngoài.

Quy định Thừa kế có yếu tố nước ngoài


Thừa kế có yếu tố nước ngoài có những trường hợp nào?

Người để lại di sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Người thừa kế là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Di sản thừa kế ở nước ngoài;

Tham khảo dịch vụ Tư vấn thừa kế có yếu tố nước ngoài tại DHLaw

Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài

1. Lập di chúc thừa kế có yếu tố nước ngoài

Việc lập di chúc có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 768 Bộ luật Dân sự 2015.
Khi lập di chúc hay thay đổi, hủy bỏ di chúc thì phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân;
Hình thức, nội dung di chúc phải tuân theo quy định pháp luật của nơi lập di chúc;

Di chúc bằng  văn bản cần đảm bảo các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm lập Di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập Di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản;
– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ;
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu Di chúc gồm nhiều trang thì mỗi

Di chúc bằng miệng, phải có ít nhất 02 người làm chứng, riêng những đối tượng sau đây không được phép làm chứng cho di chúc:
– Người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của người lập Di chúc;
– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc;
– Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự;

2. Khai nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài

Người đang ở nước ngoài gửi hồ sơ khai nhận thừa kế về nước, để người nhà làm thủ tục yêu cầu công chứng. Theo đó, thủ tục khai nhận di sản thừa kế mang yếu tố nước ngoài bao gồm:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
– Dự thảo văn bản thừa kế (nếu có);
– Bản sao giấy tờ tuỳ thân (CMND, sổ hộ khẩu, hộ chiếu);
– Giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
– Giấy tờ khác  như giấy chứng tử của người để lại di sản; giấy khai sinh;
– Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ của người thừa kế với người để lại di sản;

Như vậy nếu người nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền cho người thay mặt mình ở trong nước để tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài

– Xác định thẩm quyền giải quyết thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài
– Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản mang yếu tố nước ngoài;
– Kiến nghị hoặc hướng dẫn khách hàng khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
– Tham gia gia tố tụng với tư cách là Luật sư - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của  khách hàng tại các cấp tòa xét xử
– Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền - nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến quy định thừa kế có yếu tố nước ngoài, hy vọng thông qua bài viết phần nào giúp độc giả nắm bắt được những căn cứ để có thể tiến hành các thủ tục thừa kế khi có đối tượng nước ngoài. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến các vấn đề thừa kế độc giả vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn thừa kế của DHLaw qua hotline: 0909854850 để được giải đáp một cách cụ thể nhất.




Đăng nhận xét

0 Nhận xét