thời hiệu thừa kế
Thời hiệu thừa kế và những nội dung cần làm rõ
Liên quan đến quy định về thời hiệu thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015. Dưới đây là một số điểm băn khoăn cần được làm rõ.
* Thứ nhất là quyền quản lý di sản khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
Theo Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định.
“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”.
Vậy người thừa kế đang quản lý di sản có phải tính đến hàng thừa kế không? Thời hạn nêu trên được tính như thế nào?
- Luật không quy định hàng thừa kế, trong trường hợp này người thừa kế đang quản lý di sản có thể là ở hàng thứ nhất, hàng thứ hai hoặc hàng thứ ba.
Ví dụ: Một người thừa kế ở hàng thứ ba đang quản lý di sản thừa kế và họ đã quản lý hơn 30 năm đối với bất động sản và hơn 10 năm đối với động sản thì họ là chủ sở hữu của di sản đó. Những người thừa kế ở hàng thứ nhất hoặc hàng thứ hai không còn quyền khởi kiện chia thừa kế hoặc đòi tài sản.
* Thứ hai quyền lợi của người quản lý di sản khi bị thu hồi di sản đang quản lý
Nếu người thừa kế đang quản lý di sản nhưng chưa quá 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản thì những người thừa kế có quyền khởi kiện chia thừa kế.
-Trường hợp người thừa kế đã quản lý di sản xấp xỉ 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản nhưng lại giao quyền quản lý di sản cho người thừa kế khác (là đồng thừa kế) và người này mới chỉ mới chỉ đang quản lý di sản theo quy định thì họ được hưởng toàn bộ di sản thừa kế. Như vậy có thiệt thòi cho người thừa kế trước đó không? Rõ ràng là không hợp lý bởi trong khối di sản đó còn có công duy trì, tôn tạo của người thừa kế trước đó. Do đó, nếu không thỏa thuận được thì người thừa kế có quyền kiện đòi những công sức này.
-Trường hợp người quản lý di sản không phải là người thừa kế nhưng họ chiếm hữu (người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai) trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ ngày chiếm hữu tài sản. Nếu người chiếm hữu di sản thừa kế chưa đủ các thời hạn nêu trên và thời hiệu thừa kế vẫn còn thì người thừa kế vẫn có quyền kiện thừa kế.
Tuy nhiên, nếu người chiếm hữu di sản thừa kế đã quá các thời hạn nêu trên nhưng thời hiệu khởi kiện thừa thế vẫn còn thì giải quyết thế nào?
Ví dụ: A chiếm hữu di sản thừa kế từ năm 1985, đến năm 2018 thì các thừa kế kiện thừa kế kiện thừa kế vì thừa kế còn trong thời hiệu khởi kiện thừa kế mở năm 2018.
Như vậy A đã chiếm hữu di sản thừa kế 33 năm và thời hiệu thừa kế thì mới chỉ có 01 năm.
Theo chúng tôi, khi thời hiệu thừa kế còn thì các thừa kế vẫn có quyền thừa kế, có quyền yêu cầu chia thừa kế. Người chiếm hữu chỉ có thể được trở thành chủ sở hữu khi mà hết thời hiệu thừa kế, việc họ chiếm hữu di sản bao nhiêu năm không còn ý nghĩa để xác định sở hữu. Đây là một vấn đề mới quy định trong BLDS cần có hướng dẫn cụ thể của Hội động Thẩm phán TANDTC.
Nguồn: THEO TẠP CHÍ TÒA ÁN
Đăng nhận xét
0 Nhận xét