kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Ai được quyền yêu cầu chia thừa kế khi không có di chúc?

quyền yêu cầu chia thừa kế

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nếu di chúc hợp pháp, thì người không được thừa kế  không có quyền yêu cầu chi tài sản. Vậy, trường hợp không có di chúc thì ai được quyền yêu cầu chia thừa kế?


Theo Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật. Theo đó, gồm trường hợp không có di chúc thì di sản sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật


"Hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015:


a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;


b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;


c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại."


Dựa theo quy định trên đây, những người cùng hàng thừa kế cao nhất sẽ có quyền đứng ra yêu cầu chia thừa kế. Và những người cùng hàng thừa kế có quyền hưởng di sản ngang nhau, hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước (do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản). Thứ tự ưu tiên được tính là Hàng thừa kế thứ nhất được ưu tiên, tiếp đó là hàng thừa kế thứ hai và cuối cùng là hàng thừa kế thứ 3


Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.


=> Trường hợp này người thừa kế thế vị có quyền yêu cầu đứng ra phân chia di sản thừa kế


Tuy nhiên cần chú ý về thời hiệu thừa kế:


Điều 623 BLDS quy định như sau:


1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:


a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;


b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.


2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.


3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.


Trong trường hợp yêu cầu Tòa án xác nhận quyền thừa kế, người yêu cầu Tòa án xác nhận quyền thừa kế, người yêu cầu phải đưa ra các bằng chứng chứng minh tư cách người thừa kế của mình. Ví dụ, xuất trình chứng minh thư, các giấy tờ hộ tịch ( giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,…) để chứng minh quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản; hoặc đưa ra di chúc mà người quá cố đã lập lại di sản cho mình.


Trong trường hợp bác bỏ quyền thừa kế của người khác, người yêu cầu cũng phải đưa ra các bằng chứng chứng minh người thừa kế đó thuộc một trong các trường hợp bị truất quyền thừa kế, hoặc không phải là người thừa kế theo di chúc (vì người quá cố đã lập một bản di chúc khác thay thế), hoặc người đó không thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản.


Trên đây là phần tư vấn giải đáp vấn đề Ai được quyền yêu cầu chia thừa kế khi không có di chúc. Hy vọng, nội dung tư vấn phần nào giúp độc giả có được hướng giải quyết cho vấn đề vướng mắc của mình. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ trực tiếp với chuyên liên tư vấn thừa kế DHLaw qua Hotline: 0909854850 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét