kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Ai được quản lý di sản theo quy định của Luật dân sự

Di sản thừa kế của người chết để lại chưa tiến hành phân chia hoặc trước đó di sản này đang có người quản lý và sử dụng. Vậy, ai là được quản lý di sản thừa kế này, pháp luật quy định về quyền nghĩa vụ của người này như thế nào? Tìm hiểu nội dung qua bài viết dưới đây nhé!
Ai được quyền quản lý di sản thừa kế?

1. Quy định về người quản lý di sản

Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 thì người quản lý di sản được quy định cụ thể như sau:
-          Người quản lý di sản là người được chỉ định theo di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra;
-          Nếu di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiến dữ, sử dụng, quản lý di sản đó tiếp tục quản lý di sản cho đến khi những người thừa kế cử ra được người quản lý đi sản.
-          Trường hợp chưa xác định được người thừa kế di sản thì người và di sản chưa có người quản lý theo khoản 1,2 của điều 616 Bộ luật này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

2. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản

a) Quyền của người quản lý di sản

-          Đại diện cho những người  thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến thừa kế
-          Thỏa thuận và hưởng thù lao quản lý di sản với những người thừa kế;
-          Được thanh toán chi phí quản lý di sản;
-          Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định theo khoản 2 điều 616 của Bộ luật Dân sự 2015 có quyền:
+ Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
+ Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
+ Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
+ Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật dân sự 2015 có quyền sau đây:
+ Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
+ Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
+ Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
+ Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

b) Nghĩa vụ cua người quản lý di sản

+ Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật dân sự 2015 có nghĩa vụ sau đây:

+ Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
+ Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
+ Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
+ Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
+ Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật dân sự 2015 có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
+ Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
+ Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
+ Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Như vậy trên đây là nội dung quy định về những người được quyền quản lý di sản thừa kế cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong và sau khi thực hiện việc quản lý di sản. Độc giả nếu còn vấn đề gì chưa rõ liên quan đến người quản lý di sản thừa kế nói chung hay pháp luật thừa kế nói chung có thể sliên hệ trực tiếp với Luật sư của DHLaw qua hotline tư vấn miễn phí: 0909854850 để được gải đáp cụ thể

Đăng nhận xét

0 Nhận xét