thừa kế con chưa sinh
Thừa kế cho con chưa sinh ra
Liên quan đến quy định về quyền thừa kế của con chưa được sinh ra, đang là bào thai. Độc giả gửi thắc mắc như sau:
Vợ chồng tôi kết hôn sau khi anh đã ly hôn vợ cũ. Anh và vợ cũ có hai con gái đã lớn. Còn tôi và chồng cũng có một cậu con trai 5 tuổi hiện tôi đang mang bầu bé thứ hai thì chồng tôi đột ngột qua đời. Vợ cũ và các con của anh yêu cầu chia thừa kế, điều tôi thắc mắc là di sản gồm đất đai, nhà cửa anh để lại khá nhiều nhưng lại không chia phần cho đứa con mà tôi đang mang thai. Xin hỏi Luật sư như vậy có đúng không và tôi phải làm gì để đòi quyền lợi cho con mình.
Trả lời:
Theo nội dung thắc mắc bạn gửi đến, thì nếu chồng bạn để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo nội dung di chúc.
Nếu di chúc của chồng không cho các con chung của hai người hưởng di sản hoặc hưởng phần ít hơn hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật, đồng thời các con chưa tuổi thành niên gồm cả bé đang mang thai thì hai bé vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, Điều 644 Bộ luật dân sự quy định về vấn đề này như sau:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Trường hợp chồng bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, những người được hưởng di sản dựa theo quy định sau đây.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Dựa theo quy định trên đây, các con của bạn được xem là hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản chồng bạn để lại.
Về quyền hưởng di sản của bé mà bạn đang mang thai Khoản 1 Điều 660 BLDS 2015 quy định
Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Bạn cần đi khám tại các trung tâm y tế, nếu bác sĩ kết luận đã thành thai trong bụng thì đứa bé vẫn được hưởng di sản thừa kế của chồng bạn để lại như những suất thừa kế khác.
Nên bạn cần thỏa thuận với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng để dành lại một phần di sản cho đứa con chưa sinh của bạn. Trường hợp những người kia không chấp nhận, bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu phân chia thừa kế cho con bạn.
Trên đây, là phần tư vấn của Luật DHLaw giải đáp thắc mắc về quyền thừa kế của con chưa sinh. Nếu còn vướng mắc, chưa nắm rõ quy định nào vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế qua Hotline: 099854850 để được giải đáp, hỗ trợ cụ thể.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét