kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Chia thừa kế cho con chưa thành niên có được không?

Thừa kế con chưa thành niên

Theo quy định giao dịch dân sự của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Cụ thể, khi chia thừa kế cho con chưa thành niên phải thực hiện thế nào? Nội dung dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Người chưa thành niên là là gì?

Cách tính tuổi của người chưa thành niên, hay người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi là những thắc mắc của nhiều người khi không nắm rõ về quy định của pháp luật dân sự. Vậy, người chưa thành niên là gì độ tuổi người chưa thành niên được quy định thế nào?

Theo Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Chia thừa kế cho người chưa thành niên như thế nào?
- Trường hợp người chết có để lại di chúc
Khi di chúc của người chết cho người chưa thành niên được hưởng di sản thì họ được nhận thừa kế theo ý chí của người lập di chúc.

Tuy nhiên, theo Khoản b Điểm 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) trường hợp di chúc của người chết không cho con chưa thành niên hưởng di sản hoặc hưởng phần di sản ít hơn ⅔ của suất của một người thừa kế theo pháp luật. Thì những người con chưa thành niên này vẫn được hưởng một phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp người chết không để lại di chúc

Khi người người để lại di sản chết mà không để lại di chúc thì di sản sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó người thừa kế theo pháp luật được quy định theo Điều 651 BLDS 2015 như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Pháp luật dân sự quy định người chưa thành niên không thể tự mình xác lập và thực hiện việc phân chia di sản với những đồng thừa kế khác mà phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên.

Người giám hộ cho người chưa thành niên

Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Như vậy trong trường hợp con chưa thành niên nhận thừa kế từ bố hoặc mẹ thì sẽ do người còn lại làm đại diện thực hiện quyền nghĩa vụ khi nhận thừa kế. 

Trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn nhưng đã mất năng lực hành vi dân sự thì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sẽ do người giám hộ đại diện.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét