kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Tranh chấp đất đai thừa kế không có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai thừa kế không có sổ đỏ

Tranh chấp thừa kế đặc biệt đối với di sản là đất đai là vấn đề rất phức tạp. Nhiều vụ việc kéo dài ra đến tòa án các cấp nhưng vẫn rất khó phân xử một cách hợp tình hợp lý. Dưới đây, là vụ việc tranh chấp đất thừa kế không có sổ đỏ, cụ thể như sau:

Bố mẹ em có 04 anh em ruột. Bác ruột em không có vợ con gì, vừa rồi bệnh nặng và qua đời tại nhà em. Bố mẹ em lo ma chay, thờ cúng cho bác chu đáo. Bác em mất có để lại mảnh đất. Trong mảnh đất ấy có hộ khẩu của bà nội và bác em . Bà nội cũng đã mất và do bác cả thờ cúng. Mảnh đất đó đứng tên bác em ko có đứng tên bà nội. Tất cả đất đai ký giấy toàn là chữ ký Bố mẹ em. Bố mẹ em có bàn chia đất này thì Bác cả không đồng ý. Bác em muốn dành cả. Tuy nhiên mảnh đất này cũng chưa có sổ đỏ. Xin luật sư cho biết bây giờ ra tòa cần làm thủ tục như thế nào?.

Hiện tại bác ruột bạn đã chết, bác không có vợ con, không để lại di chúc thì di sản bác để lại sẽ được thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015. 

Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Bác bạn không có vợ con nên hàng thừa kế thứ nhất không có ai do đó bố bạn và bác ruột (anh em ruột) là những người thuộc hàng thừa kế thứ hai sẽ được quyền hưởng thừa kế


Tuy nhiên, theo bạn trình bày thì mảnh đất bác bạn để lại không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có liên quan chứng minh quyền sở hữu.  Khi đó, bố bạn và các đồng thừa kế khác muốn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay thực hiện việc phân chia di sản thừa kế thì cần phải có đầy đủ các điều kiện cụ thể như sau:


- Trường hợp đất này bác đã sử dụng đất này ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì trong trường hợp này gia đình bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất hoặc phân chia di sản.


- Trong trường hợp đất này bác bạn sử dụng đất ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc phân chia di sản.


Như vậy, mảnh đất nói trên thuộc sở hữu chung của hàng thừa kế thứ nhất. Do vậy, đồng chủ sở hữu có quyền ngang nhau trong việc định đoạt mảnh đất trên. Trong trường hợp này, một trong các  người con có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo quy định ở trên. Trong trường hợp còn thắc mắc liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thừa kế nói riêng, pháp luật thừa kế nói chung. Vui lòng liên hệ trực với Luật sư qua Hotline: 0909854850 để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét