kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Các trường hợp thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

các trường hợp thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là hình thức khá phổ biến tại Việt Nam. Đối tượng và điều kiện hưởng thế vị di sản được pháp luật quy định cụ thể. Dưới đây là các trường hợp thừa kế thế vị được quy định theo luật này.

1/ Điều kiện thừa kế thế vị

* Đối tượng

Người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ với hàng thừa kế thứ nhất và những người này luôn ở vị trí đời sau. Theo đó, thì chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ mà không xảy ra trường hợp ngược lại.

Người thừa kế thế vị là cá nhân và phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai nhi trước thời điểm người để lại di sản chết.

* Thời điểm phát sinh

Để phát sinh thừa kế thế vị thì phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại). Như vậy, nếu tồn tại điều kiện như trên thì thời điểm ông bà (nội ngoại) hoặc các cụ nội ngoại qua đời là thời điểm phát sinh thừa kế thế vị.

* Đảm bảo về quyền được nhận thừa kế

Cha mẹ của người được thừa kế thế vị phải được hưởng quyền thừa kế của người chết, nếu bị truất quyền thừa kế thì con, cháu của họ sẻ không được được hưởng thừa kế thế vị.

Tuy nhiên, bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

* Thừa kế thế vị chỉ phát sinh dựa trên thừa thế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là quy định được thực hiện trong trường hợp không có di chúc.
Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. thứ tự ưu tiên nhận di sản thừa kế lần lượt từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ ba, khi người thừa kế trước không còn ai thì mới xét đến hàng thừa kế tiếp theo.
Người thừa kế chỉ có thể hưởng di sản thế vị từ hàng thừa kế thứ nhất (con hưởng di sản của cha mẹ từ ông bà, cháu hưởng di sản của các cụ từ cha mẹ)

2/ Các trường hợp thừa kế thế vị

Dựa theo các quy định về điều kiện thừa kế thế vị nêu trên, dưới đây là các trường hợp được thừa kế thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự

* Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà

- Nếu giữa các đời đều có quan hệ huyết thống (A sinh ra B và B sinh ra C) thì đương nhiên cháu sẽ được thế vị trong mọi trường hợp nếu có đủ các điều kiện trên.

- Nếu quan hệ giữa các đời đều là nuôi dưỡng (A nhận nuôi B và B nhận nuôi C) thì đương nhiên thế vị không được đặt ra trong mọi trường hợp.

- Nếu có sự đan xen cả huyết thống lẫn nuôi dưỡng giữa các đời thì cần xác định theo các trường hợp sau: (1) Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là nuôi dưỡng nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là huyết thống (A nhận nuôi B và B sinh ra C) thì được thừa kế thế vị. Trường hợp này cũng được áp dụng đối với con riêng của vợ, của chồng, nếu con riêng với mẹ kế, bố dượng được thừa nhận là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con; (2) Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là huyết thống nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là nuôi dưỡng (A sinh ra B và B nhận nuôi C) thì không đương nhiên được thừa kế thế vị, chỉ được thế vị nếu được người để lại di sản coi như cháu ruột.

* Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của các cụ

- Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản là cụ. Cha, mẹ cũng đã chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết.

- Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản. Cha, mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

- Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản. Cha, mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế

- Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại không được hưởng di sản của cụ (người để lại di sản), nếu cha mẹ chết trước cụ thì chắt cũng được thế vị cha mẹ để hưởng thừa kế đối với di sản của cụ.

Trên đây là phần chia sẻ về các trường hợp thừa kế thế vị phổ biến mà chúng tôi tiếp nhận và tư vấn cho nhiều khách hàng và độc giả. Tham khảo các quy định trên đây, nếu còn vướng mắc ở điểm nào, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư về thừa kế qua Hotline: 0909854850 để được hỗ trợ giải đáp cụ thể.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét