kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Tranh chấp di sản thừa kế do ông bà cố để lại


tranh chấp tài sản thừa kế của ông bà

Hỏi:
Thưa Luật sư! Hiện tại căn nhà của bố mẹ tôi là đất của ông bà nội để lại. Sau đó, ông nội tôi chuyển vào nam sinh sống và sang tên đất cho bố. Bây giờ bố tôi muốn bán đất thì các cô, chú con ông bà ra sức can ngăn, muốn bán thì phải chia tiền làm năm phần. Nếu không đồng ý, họ sẽ khởi kiện. Vậy cho tôi hỏi nếu họ kiện thì bố mẹ tôi có lấy lại đất không? Xin luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, đối với trường hợp trên chúng tôi đã tham khảo ý kiến luật sư và xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì nơi ở của bố mẹ bạn là mảnh đất do ông bà nội bạn để lại. Để giải quyết tranh chấp thừa kế thì cần xác định rõ việc ông bà cố của bạn giao lại di sản thừa kế cho ông nội bạn có hợp pháp hay không?


Trong trường hợp ông cố bạn ký hợp đồng tặng cho hoặc di chúc hợp pháp thì ông bạn có mọi quyền sử dụng mảnh đất đó. Do đó, khi ông bạn rời khỏi mảnh đất này thì ba bạn cũng được toàn quyền sử dụng và tự quyết định mà không cần xin phép hay can thiệp.


Tuy nhiên, nếu ông bà cố chưa giao kết hợp đồng tặng cho hoặc không có di chúc hợp pháp thì cần xem xét đến thời hiệu chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Theo đó, thời hiệu phân chia thừa kế với bất động sản là 30 năm, hết thời hiệu phân chia thì tài sản đó sẽ thuộc về người thừa kế quản lý bất động sản, trong trường hợp này là ba bạn.


Trường hợp thừa kế bắt đầu từ trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản là bất động sản được tính từ ngày 10-9-1990.

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên không thể xác định được quyền thừa kế của ông bà cố để lại đã hết thời hiệu hay chưa. Nếu chưa hết thời hiệu thì những người con khác của ông bà cố có quyền yêu cầu chia di sản và đương nhiên họ quyền khởi kiện khi bố bạn bán mảnh đất này mà không được sự đồng ý của họ.


Trên đây, là nội dung tư vấn giải đáp thắc mắc của độc giả xoay quanh việc tranh chấp di sản thừa kế do ông bà để lại. Với mỗi trường hợp cụ thể độc giả nên trực tiếp tham vấn ý kiến của luật sư để được tư vấn và giải quyết một cách hiệu quả đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho mình.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét