Thai nhi có được hưởng quyền thừa kế?
Thai nhi đã thành thai trong bụng mẹ trước khi người để lại di sản chết, được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày người chết mất và vẫn còn sống tại thời điểm chia di sản thì được hưởng di sản thừa kế. .
Hỏi: Xin cho biết thai nhi còn trong bụng mẹ có được thừa kế không? Nếu được thì cần phải điều kiện gì và có hưởng như những người lớn khác cùng hàng thừa kế không?
1/ Quy định về quyền thừa kế của thai nhi
Căn cứ quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự 2005: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống khi mở thừa kế di sản hoặc người được sinh ra và còn sống sau khi mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản qua đời.
Đồng thời, Điều 685 cũng quy định:
Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Do đó, khi thai nhi trở thành bào thai trong bụng mẹ trước khi người để lại di sản chết được sinh ra, được sinh ra không quá 300 ngày kể từ ngày người để lại thừa kế chết và vẫn sống tại thời điểm phân chia thừa kế. Thai nhi được hưởng phần tài sản bằng phần tài sản của những người thừa kế khác.
Tuy nhiên, do chưa thành niên (chưa có đủ năng lực hành vi dân sự) nên phần tài sản thừa kế thừa kế của cháu bé do người giám hộ đương nhiên (hoặc được chỉ định) quản lý cho đến khi trẻ đủ tuổi (đủ năng lực hành vi dân sự).
Như vậy thai nhi sinh ra và còn sống thì việc chia di sản thừa kế cho con sẽ được xác định như sau:
2/ Trường hợp người chết để lại di chúc
Nếu người chết có để lại di chúc hợp pháp, cho thai nhi được hưởng thừa kế thì thai nhi sẽ hưởng phần di sản căn cứ nội dung di chúc.
Tuy nhiên, nếu người có di chúc nhưng không cho thai nhi hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản nhỏ hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, thì thai nhi vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Pháp luật quy định người chưa thành niên sẽ được hưởng di sản của cha, mẹ mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của con cái tuổi chưa thành niên. Đồng thời buộc người cha, mẹ phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với con cái đến khi trưởng thành. Trách nhiệm này không chỉ thực hiện khi người còn sống, mà ngay cả sau khi họ mất.
Nếu những người này vì lý do nào đó không thực hiện hoặc không hoàn thành nghĩa vụ của mình thì pháp luật có sẵn quy định cho con chưa thành niên được hưởng một phần tài sản thừa kế từ di sản cha mẹ để lại. Bất kể nội dung của di chúc như thế nào, đây là một phần tài sản mà con chưa thành niên được hưởng theo pháp luật quy định.
3/ Trường hợp người chết không để lại di chúc
Theo quy định tại Điều 685 khoản 1 Bộ luật Dân sự năm 2005, khi chia thừa kế, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai mà chưa sinh ra thì phải để lại một phần di sản bằng phần với mỗi người thừa kế được hưởng. Khi thai nhi sinh ra vẫn còn sống sẽ được hưởng phần tài sản này.
Theo quy định này, nếu người chết không để lại di chúc hoặc không để lại di chúc trái pháp luật thì phần di sản mà thai nhi được hưởng bằng với phần di sản của những người cùng một hàng thừa kế.
Trong trường hợp sinh đôi, sinh ba và sinh ra còn sống thì tùy trường hợp được di sản thừa kế đã phân chia có thể phải phân chia lại để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền thừa kế của thai nhi. Hy vọng rằng các quy định nêu trên sẽ giúp độc giả hiểu rõ để vận dụng vào vấn đề mình đang gặp phải.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét