con nuôi thừa kế tài sản
Con nuôi không đăng ký có được nhận thừa kế không?
Con nuôi hợp pháp có quyền hưởng thừa kế như con đẻ. Trường hợp con nuôi không đăng ký có được nhận thừa kế không? Mời độc giả tham khảo nội dung bài viết sau đây để hiểu rõ quy định.
1. Hưởng thừa kế theo di chúc
Điều 609 và 610 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền thừa kế của mỗi cá nhân như sau:Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Như vậy, con nuôi hoàn toàn có quyền hưởng di sản theo di chúc của cha mẹ nuôi. Đây là quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân bất kể là con nuôi hợp pháp hay không hợp pháp.
2. Hưởng thừa kế theo pháp luật.
Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Ngoài ra, Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ như sau:
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
Như vậy, con nuôi có quyền hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi như con đẻ nếu được nhận nuôi theo đúng quy định pháp luật
Thời điểm phát sinh việc nuôi con nuôi (quan hệ hợp pháp) là kể từ thời điểm đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tại Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn luật nuôi con nuôi 2011 quy định về Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế:
1. Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.
Theo quy định trên đây, việc nhận nuôi con nuôi phát sinh trước ngày 01/01/2011 thì phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/01/2011. Khi đã được pháp luật công nhận việc nuôi con nuôi thì hai bên trong quan hệ nuôi sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật, trong đó có quyền thừa kế di sản của nhau.
Như vậy, con nuôi phải tuân thủ theo quy định trên đây thì được pháp luật công nhận quan hệ và có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề con nuôi không đăng ký có được hưởng thừa kế? Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài: 0909854850 để được giải đáp một cách nhanh nhất.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét