kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Lập di chúc giả mạo bị xử lý thế nào?


Di chúc ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người thừa kế. Di chúc giả mạo không thể hiện ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản. Vậy khi lập di chúc giả mạo bị xử lý thế nào? Liên quan đến vấn đề này, mời độc giả cùng tham khảo nội dung tư vấn sau đây.

Lập di chúc giả mạo bị xử lý thế nào?


Câu  hỏi:
Ba tôi là con út trong gia đình có 3 anh em. Hiện nay cả 3 đều đã có gia đình riêng, 2 bác tôi lập gia đình và tách khẩu từ lâu. Gia đình chúng tôi sống với bà nội (ông đã mất từ năm 1990). Năm 2010 ba tôi làm sổ đỏ phần diện tích đất thổ cư và đất trồng cây cho mảnh đất đang ở do bà đứng tên. Từ năm 2015 do điều kiện công việc để thuận tiện gia đình tôi đã dọn đi chỗ khác ở. Sau đó, 2 bác tôi tự ý lập di chúc chia đôi phần đất cùng căn nhà của bà mỗi bác một phần. Bố tôi rất bức xúc đã nói lý lẽ với hai bác nhưng không được chấp nhận. Thưa Luật sư, việc 2 bác tôi làm như vậy là trái pháp luật không? Việc hai bác tự ý lập di chúc thì bị xử lý thế nào. Xin cảm ơn và mong nhận được hồi đáp của Luật sư!

Trả lời:
Xin cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn. Đối với thắc mắc của bạn DHLaw xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Trước hết, theo như bạn trình bày có thể xác định đây là di sản của bà nội bạn. Nội dung câu hỏi bạn không đề cập là bà nội bạn đã mất  hay chưa? Trường hợp bà chưa mất mà 02 bác bạn thực hiện chia di sản theo di chúc là vi phạm quy định về thời điểm mở thừa kế. Trường hợp bà nội đã mất thì việc xác định bản di chúc là giả mạo hay không cần phải thông qua cơ quan giám định. Bạn kết luận hai người bác của bạn có hành vi giả mạo di chúc thì cần có bằng chứng rõ ràng mới có thể bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn trước pháp luật được.

Việc giám định di chúc cần thông qua bước hòa giải giữa bố bạn và 02 bác tại UBND xã/phường. Nếu hòa giải không thành thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện gửi lên Tòa án để giải quyết. Cơ quan này sẽ tiến hành giám định di chúc theo yêu cầu của bên khởi kiện (bố bạn). Khi xác được di chúc là giả mạo thì 02 bạn có thể bị truất quyền thừa kế theo luật dân sự và khởi tố hình sự về hành vị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối với hành vi giả mạo di chúc, Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Như vậy, về mặt dân sự với hành vi giả mạo di chúc sẽ khiến hai người nêu trên không được hưởng di sản thừa kế. Khi đó sẽ thực hiện chia lại toàn bộ di sản thừa kế của bà nội theo quy định tại Điều 662 Bộ luật dân sự 2015.

Về mặt hình sự, việc giả mạo di chúc, giấy tờ để chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người khác là hành vi vi phạm quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều 174 Bộ luật hình sự quy định như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Tái phạm nguy hiểm;đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;g)97 (được bãi bỏ)3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b)98 (được bãi bỏ)c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b)99 (được bãi bỏ)c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tùy thuộc giá trị tài sản mà 02 bác của bạn đã thực hiện việc giả mạo di chúc để chiếm đoạt mà có khung hình phạt tương ứng.

Trên đây, là phần tư vấn của Luật DHLaw giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc hay cần hỗ trợ thêm vấn đề gì? bạn vui lòng liên trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài trực tuyến: 0909854850 Để được giải đáp một cách nhanh nhất.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét