kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Một người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự khi nào?

Năng lực hành vi dân sự quy định việc xác lập quyền, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mỗi cá nhân. Vậy, khi nào bị xem là mất năng lực hành vi dân sự? Nội dung bài viết dưới đây sẽ làm rõ về trường hợp này.

người bị mất năng lực hành vi dân sự khi nào?


Trường hợp một người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự. Theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định
 Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì người bị bệnh tâm thần, hoặc các bệnh liên quan khác hoặc mà không nhận được hành vi thì chưa phải là người mất năng lực hành vi dân sự.

Theo đó, chỉ khi nào người mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh về nhận thức mà có yêu cầu từ những người, tổ chức có quyền, lợi liên quan gửi đến Tòa án và yêu cầu Tòa ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự thì pháp luật mới thừa nhận là người đó mất năng lực hành vi dân sự.

Và chỉ khi có yêu từ chính người bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự hoặc cá nhân, tổ chức có quyền lợi ích liên quan thì Tòa án và các cơ quan tổ chức có thẩm quyền, mới có quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Trên đây, là những quy định cụ thể khi một người bị mất năng lực hành vi dân sự. Độc giả tham khảo nếu dung nếu còn vướng mắc, chưa rõ quy định nào, vui long liên hệ trực tiếp với Luật sư DHLaw qua Tổng đài: 0909854850 để nhận được giải đáp nhanh nhất.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét