dhlaw
Tặng cho tài sản là gì? Tặng cho tài sản thừa kế thế nào?
Tặng cho tài sản là việc làm rất phổ biến. Với mỗi loại tài sản, có quy định riêng về hợp đồng tặng cho, thời điểm phát sinh hiệu lực. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những quy định liên quan đến quy định tặng cho tài sản nói chung, tặng cho di sản thừa kế nói riêng. Mời độc giả cùng tham khảo.
1. Tặng cho tài sản là gì?
Tặng cho tài sản là sự thỏa thuận theo hợp đồng giữa các bên. Theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng mà không yêu cầu sự đền bù, đồng thời bên tặng cho đồng ý nhận.Như vậy, việc tặng cho bất kỳ tài sản gì thì bên được tặng hoàn toàn có quyền từ chối nhận phần tài sản tặng cho đó. Nó khác với việc nhận thừa kế di sản, người nhận không được phép chối nếu pháp luật không cho phép.
2. Hợp đồng tặng cho tài sản
Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Việc cho tặng 2 loại tài sản này có quy định khác nhau.Đối với tặng cho động sản
Điều 458 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 458. Tặng cho động sản1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.Hợp đồng cho tặng loại tài sản này thường phát huy hiệu lực từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Trừ trường hợp loại động sản tặng cho phải đăng ký quyền sở hữu thì sẽ có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.
Đối với tặng cho bất động sản
Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 459. Tặng cho bất động sản1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.Khác với tặng cho động sản, tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Nếu phải đăng ký thì hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản phát huy hiệu lực từ thời điểm đăng ký.
3. Tặng cho di sản thừa kế
Tặng cho di sản thừa kế có thể được thực hiện bởi người để lại di sản hoặc người nhận di sản sau đó tiến hành tặng cho người khác. Dưới đây là những quy định cụ thể theo hai trường hợp này.* Trường hợp người tặng cho là người để lại di sản thì việc tặng cho này là “Di tặng”.
Điều 646 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di tặng như sau:
Điều 646. Di tặng1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.Khi nhận tài sản tặng cho trong trường hợp này phải tuân thủ quy định “Di tặng”. Việc di tặng được ghi rõ trong di chúc, người nhận được phần tài sản di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản trừ trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản.
* Trường hợp tặng cho tài sản là di sản thừa kế thì sau thực hiện các thủ tục khai nhận và chuyển quyền sở hữu di sản thừa kế theo quy định. Các bên có thể thực hiện các thủ tục tặng cho tài sản như quy định thường
Trên đây là nội dung chia sẻ của công ty Luật DHLaw về quy định tặng cho tài sản. Xác định khái niệm tặng cho tài sản bằng hình thức di tặng và tặng cho di sản thừa kế. Độc giả tham khảo nội dung bài viết nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Tổng đài miễn phí: 0909854850 để được giải đáp cụ thể.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét