tranh chấp thừa kế
Sợ mẹ kế chiếm đoạt tài sản
Thưa Luật sư: Ba em đã mất, ba mẹ chia tay, sau đó ba lấy vợ hai và có 3 đứa con gái. Vì sau khi chia tay mẹ em đi xuất khẩu lao động rồi lập gia đình bên kia luôn. Em theo ba, và sống chung một nhà với mẹ kế. Căn nhà đang ở đã làm giấy chủ quyền lại do mẹ kế em đứng tên. Em sợ mẹ kế sẽ để lại di chúc cho 3 người con của bà. Vậy, em nên làm sao để để đảm bảo quyền lợi cho mình.Gia đình em muốn tách riêng 01 cái hộ khẩu chỉ để đứa con gái lớn của em với bà mẹ kế. Theo luật sư gia đình em có nên tách hộ riêng không?
Xin nhờ Luật sư tư vấn và giúp đỡ, xin cảm ơn Luật sư.
Chào chị, trước tiên cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến cho chúng tôi.
Qua thư của bạn chúng tôi xin được trình bày vài ý kiến như sau:
1. Về sở hữu nhà ở
Theo bạn trình bày thì nhà mới làm giấy chủ quyền lại do mẹ kế em đứng tên nhưng chi phí thì chia chung. Không rõ chi phí này là chi phí làm chủ quyền nhà hay bạn muốn nói đến chi phí xây nhà, sửa chữa nhà trong quá trình sống chung với gia đình mẹ kế?. Vì đối với mỗi trường hợp sẽ có sự điều chỉnh khác nhau của pháp luật. Do đó bạn cần cho biết rõ chi phí này là chi phí gì.
Đối với căn nhà do bố bạn để lại, vì ba của bạn đã mất cách và ngôi nhà này chủ quyền lại mang tên của mẹ kế nên bạn sẽ không thuộc diện thừa kế di sản (là ngôi nhà đang đề cập). Theo pháp luật nếu mẹ kế không để lại di chúc. Trường hợp, mẹ kế của bạn để lại di chúc cho 03 người con của bà thì bạn càng khó giành quyền thừa kế đối với căn nhà
Theo tôi, bạn và mẹ kế nên có một văn bản thỏa thuận xác định về sở hữu tài sản. Nếu như phần đóng góp của bạn vào ngôi nhà không xác định được thì nên thỏa thuận xác định sở hữu ngôi nhà là sở hữu chung hợp nhất, bao gồm mẹ kế bạn và bạn. Trong trường hợp này các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền và nghĩa vụ ngang nhau với tài sản (theo điều 217 Bộ Luật Dân sự).
Nếu phần đóng góp của bạn vào ngôi nhà xác định được cụ thể thì nên thỏa thuận xác định sở hữu ngôi nhà là sở hữu chung theo phần. Trong trường hợp này các chủ sở hữu chung theo phần có quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần quyền sở hữu của mình đối với tài sản (theo điều 216 Bộ Luật Dân sự 2015).
Đồng thời sự thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó, bạn liên hệ UBND Quận/Huyện nơi có ngôi nhà để lập thủ tục xin bổ sung tên đồng sở hữu trên giấy chủ quyền nhà.
2. Về tách sổ hộ khẩu
Pháp luật cho phép nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp, hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu (theo khoản 2 điều 25 Luật Cư trú). Như vậy, tùy theo hoàn cảnh của bạn, bạn có thể xin tách sổ hộ khẩu (theo điều 27 Luật Cư trú) để tiện việc sử dụng và sinh hoạt, ví dụ như xin tăng định mức điện, mỗi khi đi công chứng, chứng thực, làm hồ sơ… để tiện cho bạn và gia đình.
Trên đây, là phần tư vấn nhằm giải đáp thắc mắc về việc tranh chấp di sản thừa kế với mẹ kế. Thông qua nội dung tư vấn hy vọng bạn cũng như độc giả phần nào hiểu được quy định liên quan đến vấn đề này.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét