từ chối nhận thừa kế
Từ chối nhận thừa kế thế nào?
Từ chối nhận di sản thừa kế thế nào? Liên quan đến quy định này độc giả gửi yêu cầu tư vấn như sau:
Nhờ anh/chị Luật sư tư vấn giúp em, nhà em có 05 người gồm bố, mẹ và ba người con, Bố em bị đột quỵ qua đời mà không để lại di chúc. Tài sản để lại là căn nhà, hiện giờ gia đình em muốn sang tên nhượng lại cho người cậu ruột thì gia đình em phải làm như thế nào?
Nếu 03 anh em của em đều từ chối nhận thừa kế có được không, thủ tục như thế nào?
Trường hợp người chết vay tiền mà chỉ có thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay bằng giấy tờ viết tay mà vợ con không biết thì người sống có phải trả nợ không? Mong sớm nhận được tư vấn từ Luật sư. Em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Trước hết xin cảm ơn anh/ chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn cho chúng tôi. Đối với trường hợp của gia đình bạn Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
1. Về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Trường hợp gia đình bạn (tất cả các đồng thừa kế đối với phần di sản bố để lại) đều đồng ý để lại cho người cậu thì sẽ lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong văn bản thỏa thuận các đồng thừa kế có công chứng sẽ thể hiện việc tặng cho cậu phần thừa kế mình được nhận. Sau khi công chứng xong văn bản thì gửi hồ sơ công chứng kèm giấy tờ tùy thân của người cậu để hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng.
2. Về việc từ chối nhận di sản thừa kế.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Theo đó, trường hợp ba người con muốn từ chối nhận di sản thừa kế do bố mất để lại thì trước khi thực hiện phân chia di sản sẽ lập văn bản từ chối và gửi cho người đang trực tiếp quản lý di sản đó và người thừa kế khác (mẹ và ông bà nội (nếu còn)).
3. Nghĩa vụ tài chính của người mất để lại.
Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác.
Như vậy, nếu trước khi mất bố bạn có khoản nợ thì phần di sản sẽ được chia sau khi đã thanh toán nghĩa vụ trên. Trường hợp, vợ con là người sử dụng tài sản thì có trách nhiệm trả khoản nợ sau.
Trên đây, là phần tư vấn giải đáp thắc về quy định từ chối nhận di sản thừa kế. Nếu còn vướng mắc, chưa nắm rõ quy định nào vui lòng liên hệ trực tiếp với chuyên viên tư vấn thừa kế DHLaw qua Hotline: 099854850 để được giải đáp, hỗ trợ cụ thể.
Trước hết xin cảm ơn anh/ chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn cho chúng tôi. Đối với trường hợp của gia đình bạn Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
1. Về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Trường hợp gia đình bạn (tất cả các đồng thừa kế đối với phần di sản bố để lại) đều đồng ý để lại cho người cậu thì sẽ lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong văn bản thỏa thuận các đồng thừa kế có công chứng sẽ thể hiện việc tặng cho cậu phần thừa kế mình được nhận. Sau khi công chứng xong văn bản thì gửi hồ sơ công chứng kèm giấy tờ tùy thân của người cậu để hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng.
2. Về việc từ chối nhận di sản thừa kế.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Theo đó, trường hợp ba người con muốn từ chối nhận di sản thừa kế do bố mất để lại thì trước khi thực hiện phân chia di sản sẽ lập văn bản từ chối và gửi cho người đang trực tiếp quản lý di sản đó và người thừa kế khác (mẹ và ông bà nội (nếu còn)).
3. Nghĩa vụ tài chính của người mất để lại.
Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác.
Như vậy, nếu trước khi mất bố bạn có khoản nợ thì phần di sản sẽ được chia sau khi đã thanh toán nghĩa vụ trên. Trường hợp, vợ con là người sử dụng tài sản thì có trách nhiệm trả khoản nợ sau.
Trên đây, là phần tư vấn giải đáp thắc về quy định từ chối nhận di sản thừa kế. Nếu còn vướng mắc, chưa nắm rõ quy định nào vui lòng liên hệ trực tiếp với chuyên viên tư vấn thừa kế DHLaw qua Hotline: 099854850 để được giải đáp, hỗ trợ cụ thể.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét