kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Lập di chúc thừa kế nhà chung sổ được không?

Lập di chúc thừa kế nhà chung sổ được không?
Nhà chung sổ hay nhà thuộc sở hữu chung của nhiều đồng sở hữu là nhà nhà cùng có chung một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Liệu nhà chung sổ có để lại di chúc thừa kế được không? Việc cho tặng, thừa kế, chuyển nhượng đối với tài sản này cần tuân thủ những quy định nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.


Theo quy định của pháp luật, hình thức xác lập quyền sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận dưới hai hình thức là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một chủ sử dụng riêng và  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều chủ sở hữu (sổ chung).

Theo đó việc cấp sổ chung sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cấp trong một số trường hợp nhất định.

1/ Khái niệm nhà sổ chung (nhà chung sổ) là gì?

Nhà sổ chung là nhà có giấy chứng nhận quyền sở hữu chung với một hoặc nhiều nhà khác. Nhà chung sổ này thường hình thành từ việc nhiều căn nhà cùng xây dựng trên một thửa đất, do khi xây dựng không đáp đủ điều kiện để tách thửa, tách sổ riêng.

Điển hình, theo Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND, diện tích tách thửa tối thiểu tại TP.HCM là 50m2 và chiều rộng tối thiểu là 4m, Khi đó các trường hợp nhà không đáp ứng điều kiện này thì sẽ không cấp được sổ riêng.

2/ Quy định về đất chung hộ gia đình

Hộ gia đình sử dụng đất là gia đình có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo Luật hôn nhân và gia đình, chung sống và có quyền sử dụng đất chung khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Lưu ý, cần phải phân biệt giữa việc quy định hộ gia đình trong sổ hộ khẩu không đồng nhất với hộ gia đình sử dụng đất. Theo đó, những chủ thể được xem là có chung quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện nhất định như sau:

- Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

- Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. 

Như vậy, trong trường hợp con sinh ra sau thời điểm Nhà nước giao, cho thuê đất thì sẽ không có chung quyền sử dụng đất hộ gia đình.

Tham khảo cụ thể quy định lập di chúc thừa kế đất hộ gia đình tại đây

3/ Quy định chung đối với việc chuyển nhượng, thừa kế tặng cho nhà sổ chung

Theo quy định pháp luật, việc định đoạt tài sản thuộc tài sản chung phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

Thứ nhất, việc định đoạt đối với tài sản chung thì phải có sự đồng ý, thỏa thuận của tất cả các đồng sở hữu còn lại. Trong trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, nguyên tắc ưu tiên, trong trường hợp mua bán nhà đất thuộc sở hữu chung, các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.

Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán. cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

4/ Thủ tục để lại thừa kế đối với nhà chung sổ

Về việc thừa kế đối với nhà chung sổ có sự khác biệt nhất định so với những quy định chung nêu trên. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, di sản của người thừa kế bao gồm phần tài sản riêng của người chết và phần phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Vì vậy, đối với tài sản chung thì quyền sở hữu về cơ bản sẽ phụ thuộc vào việc định đoạt của người để lại tài sản, nhưng phạm vi định đoạt sẽ phụ thuộc vào phần tài sản mà người đó sở hữu. Nếu phần tài sản định đoạt theo di chúc của người chết mà lớn hơn phần tài sản của người đó thì di chúc bị coi là vô hiệu một phần.


Tuy nhiên, xin lưu ý rằng sau khi mở thừa kế, những người thừa kế theo di chúc phải nhanh chóng đăng ký thay đổi (biến động) tại ủy ban nhân dân địa phương / cơ quan đăng ký đất đai.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn của chúng tôi. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật, giải quyết hỗ trợ các vấn đề pháp lý, vui liên hệ với Luật sư tư vấn về thừa kế đất đai của chúng tôi qua Hotline: 090854850 để được tư vấn cụ thể.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét