kiến thức pháp luật thừa kế - di chúc

Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ

Người giám hộ là người thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ. Vậy theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ như thế nào? Mời độc giả tham khảo nội dung bìa viết dưới đây để hiểu rõ.

quyen cua nguoi giam ho
Quy định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ

Giám hộ là việc các cá nhân, pháp nhân (người giám hộ) sau đây thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi chung là người được giám hộ).

- Được luật quy định

- Được Ủy ban nhân dân cấp xã cử,

- Được Tòa án chỉ định

- Người được sự đồng ý lựa chọn của người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi họ ở tình trạng cần được giám hộ. Trong đó, việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

1. Quyền của người giám hộ

Theo quy định tại điều 58 của Bộ luật dân sự, người giám hộ có các quyền sau đây


* Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
* Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền nêu trên.

2. Nghĩa vụ của người giám hộ

Vì người được giám hộ bao gồm các chủ thể có đặc điểm về năng lực hành vi khác nhau nên do đó nghĩa vụ của người giám hộ trong các trường hợp khác nhau là khác nhau

* Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Quản lý tài sản của người được giám hộ.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

* Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

* Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

- Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự:

* Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
- Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
- Quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

* Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dân sự:

* Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi  có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ nêu trên.

Trên đây, là nội dung quy định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ khi thực hiện vai trò đại diện pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định cho người được đại diện. Độc giả nếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ với Luật sư DHLaw qua Hotline: 0909854850 để nhận được giải đáp cụ thể.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét